Chúng ta sẽ được làm gì khi tham gia vào một công ty phần mềm?
Tôi cũng chưa biết nữa, còn đi học mà ^^
Nếu làm tốt, bạn sẽ tiến lên làm lãnh đạo nhóm (team leader, hoặc senior developer), khi đó công việc chuyên môn được chia ra, bạn chỉ làm những thứ khó nhất và quan trọng nhất; còn đối với những việc dễ và thường lập đi lập lại, bạn sẽ chỉ dẫn những người lập trình viên ở bên dưới thực hiện.
Lên một mức cao hơn, bạn sẽ được làm quản lý dự án (nếu bạn có thiên hướng về quản lý) hoặc sẽ làm trưởng phòng kỹ thuật (nếu bạn có thiên hướng về chuyên môn). Lúc này bạn sẽ dành phần lớn thời gian cho việc lập kế hoạch, giao việc, kiểm soát, sử dụng người, đào tạo,...
Tiếp tục lên cao nữa, bạn sẽ được tham gia vào ban lãnh đạo, nơi bạn sẽ chịu trách nhiệm định hướng, phân tích cơ hội, thách thức,... Và cứ thế tiếp tục lên cao nữa.....
Nhưng ......
Điều kỳ diệu nhất của con người so với những sinh vật khác là khả năng tiến hóa và phát triển. Chúng ta biết rằng các loài đều tiến hóa từ hình thức cấp thấp lên hình thức cấp cao. Người ta gọi đó là một phần của sự phát triển.
Nhưng nghề nghiệp của chúng ta thì lại không phát triển theo cách như vậy được. Thử lấy ví dụ về công việc của người kiểm thử phần mềm (tester) và lập trình viên. Rất nhiều người quản lý mắc phải sai lầm thô thiển khi cho rằng lập trình viên là hình thức cao hơn của tester. Điều đó có nghĩa là, nếu một nhân viên hơi yếu về kỹ năng lập trình, cách tốt nhất là đưa người đó vào vị trí tester. Đến khi nào người đó thể hiện tương đối tốt công việc của tester, ta sẽ thăng cấp cho người đó lên vị trí lập trình viên.
Nhưng nghề nghiệp của chúng ta thì lại không phát triển theo cách như vậy được. Thử lấy ví dụ về công việc của người kiểm thử phần mềm (tester) và lập trình viên. Rất nhiều người quản lý mắc phải sai lầm thô thiển khi cho rằng lập trình viên là hình thức cao hơn của tester. Điều đó có nghĩa là, nếu một nhân viên hơi yếu về kỹ năng lập trình, cách tốt nhất là đưa người đó vào vị trí tester. Đến khi nào người đó thể hiện tương đối tốt công việc của tester, ta sẽ thăng cấp cho người đó lên vị trí lập trình viên.
Tôi thấy nghi ngờ về điều này. Có lẽ ở Việt Nam chúng ta đã quá dễ dãi trong việc đánh giá năng lực con người. Tôi may mắn có dịp biết được một số lập trình viên làm việc trong các công ty ở Mỹ (họ là công ty đối tác của công ty tôi), và đã từng bị sốc khi biết rằng họ đều ngoài 50 tuổi. Họ làm lập trình viên đã được hơn 20 năm, có nghĩa là tuổi nghề của họ còn lớn hơn tuổi đời của tôi! Ồ, đừng nghĩ rằng họ là những nhân viên kém cỏi nên mới ở mãi vị trí đó. Xét về năng lực, kinh nghiệm và kiến thức, có lẽ tôi chưa quen ai ở Việt Nam có thể sánh được với họ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét