Trên thực tế, rất nhiều người chỉ sử dụng 1 địa chỉ email duy nhất đối với tất cả các tài khoản như trên. Do vậy sẽ rất nguy hiểm nếu họ để mất tài khoản hoặc tin tặc đột nhập và lấy cắp thành công những dữ liệu cá nhân.
Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ trình bày một số thao tác cơ bản để người dùng có thể tự bảo vệ bản thân trước những mối nguy hiểm luôn luôn “rình rập” bên ngoài.
1. Sử dụng mật khẩu đủ an toàn
Đây là yếu tố đầu tiên quyết định đến sự an toàn của tài khoản đối với mỗi người dùng. Và cũng thật bất ngờ khi rất rất nhiều người đã, đang và vẫn sử dụng chuỗi 123456 là mật khẩu của họ, tiếp theo sau là password.

2. Luôn luôn kiểm tra đường dẫn URL
Bên cạnh đó, nạn lừa đảo qua hình thức Fishing – là khi tin tặc khéo léo “dụ dỗ” người dùng vào những trang quen thuộc và yêu cầu họ cung cấp địa chỉ email, mật khẩu cũng như các thông tin cá nhân khác.
Quy luật ở đây là không nên truy cập vào những đường dẫn lạ được gửi tới hòm thư email của bạn, luôn kiểm tra đường dẫn URL thực sự trên thanh Address để chắc chắn rằng đó là domain chính thức của Gmail:
3. Thường xuyên kiểm tra Gmail để phát hiện những địa chỉ hoặc hành động bất thường
Khoảng hơn 1 năm trước, Google đã cung cấp thêm tính năng cảnh báo về những hành động khác lạ trong tài khoản đến người dùng. Do vậy, các bạn có thể kiểm tra các thao tác xảy ra gần đây nhất, chức năng này sẽ hiển thị đầy đủ tác vụ trong 10 lần đăng nhập mới nhất. Và dựa vào vị trí địa lý, địa chỉ IP cũng như thời gian truy cập, người sử dùng sẽ biết được chuyện gì đang xảy ra.

Với chức năng này, tài khoản của người dùng Gmail sẽ được bảo vệ chắc chắn hơn rất nhiều bằng cách xác thực thêm 1 lần nữa sau khi nhập mật khẩu. Điểm đặc biệt ở đây là chuỗi ký tự xác thực được thay đổi ngẫu nhiên theo thời gian (được gửi về thiết bị di động qua số điện thoại đăng ký), do vậy bạn có thể yên tâm tuyệt đối một khi đã kích hoạt chức năng này.
Bên cạnh phương án trên, các bạn có thể áp dụng theo cách khác, phụ thuộc vào cách thức và thiết bị sử dụng để truy cập Gmail, ví dụ như trên trình duyệt, điện thoại di động, máy tính để bản hoặc laptop... bằng việc thiết lập qua Authorizing:

6. Giám sát các địa chỉ người nhận hoặc gửi đáng ngờ
Trong bài viết gần đây nhất trên Google Blog, đã phát hiện được hàng trăm địa chỉ email của các quan chức cao cấp từ Trung Quốc, Hàn Quốc và chủ yếu là Mỹ đã bị xâm nhập và bí mật chuyển tiếp nội dung ra bên ngoài. Do vậy, các bạn hãy thiết lập lại chế độ kiểm tra tài khoản có tự động chuyển tiếp nội dung trong mục Forwarding and POP/IMAP của Gmail Settings:
Nếu đã thực hiện đầy đủ những bước trên thì vẫn chưa đủ, vì tài khoản của bạn vẫn có thể bị “nhòm ngó” nếu máy tính sử dụng không được trang bị những phương án bảo mật thực sự cần thiết.
Cụ thể, đó là những thao tác đơn giản nhất trong quá trình sử dụng, quản lý file và thư mục cá nhân, sử dụng những chương trình diệt virus có uy tín và hiệu quả như: Avira Premium Security Suite, BitDefender Total Security 2010, PC Tools Spyware Doctor with Antivirus 2010, Kaspersky Internet Security 2011...
Chúc các bạn thành công!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét